TIN TỨC

  • -

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật 2

Chiều ngày 06/4/2022, tại trụ sở Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (Trung tâm Kỹ thuật 2) tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật 2

Tham dự buổi lễ có ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng, Phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; ông Trần Anh Tuấn – Chánh Văn phòng Tổng cục; ông Trần Đức Thắng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Tổng cục; bà Trần Thị Tuyết – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.

Tại buổi Lễ, bà Trần Thị Tuyết đã công bố Quyết định số 529/QĐ-TĐC ngày 28/3/2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng 2. Cũng tại buổi lễ, ông Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng, phụ trách Tổng cục chia sẻ: “Công tác bổ nhiệm cán bộ được Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện rất chặt chẽ. Việc chọn cán bộ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật 2 khá vất vả, vì phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về mặt Đảng và tổ chức cũng như đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Trung tâm Kỹ thuật 2 không chỉ có vai trò quan trọng đối với Tổng cục mà còn với yêu cầu hội nhập bên ngoài và cần phải nâng cao vị thế không chỉ trong nước mà cả ngoài khu vực”. Ông Hà Minh Hiệp chúc mừng tân Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật 2 và giao nhiệm vụ: “Trong bối cảnh có nhiều thay đổi về mặt chính sách Nhà nước đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các đơn vị ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Để hội nhập và phát triển, Trung tâm Kỹ thuật 2 cần phải đổi mới và thêm các dịch vụ khác bên cạnh các dịch vụ hiện có để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cạnh tranh vươn tầm, giữ vững là đơn vị trong nhóm các đơn vị tiên phong của ngành”.

Nhận Quyết định và nhiệm vụ từ lãnh đạo Tổng cục, ông Nguyễn Phú Quốc trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo Tổng cục đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ trong công tác và ghi nhận sự phấn đấu của bản thân. Đồng thời, khẳng định, sẽ luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, cố gắng trong công tác, giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Ông cũng mong toàn thể viên chức và người lao động Trung tâm Kỹ thuật 2 đoàn kết và phát huy hết năng lực chuyên môn, trình độ của mình, cùng ông phát triển Trung tâm Kỹ thuật 2 lên một tầm mới.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:


  • -

HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 45001, ISO 22301, ISO 13485

Thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt là đơn vị chủ trì các nhiệm vụ:

“Nhân rộng áp dụng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 và Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục ISO 22301 cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam” và

“Nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485:2016 cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế của Việt Nam”.

  • Thời gian thực hiện: năm 20222023
  • Kinh phí hỗ trợ: từ nguồn ngân sách nhà nước.

Quý tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn các hệ thống quản lý ISO 45001, ISO 22301, ISO 13485, xin vui lòng liên hệ:

  • Phòng Nghiệp vụ 4 – Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2
  • Địa chỉ: 02 Ngô Quyền, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: (0236) 3821138/3833010/0913483941
  • Email: n4@quatest2.gov.vn

Hoặc gửi Phiếu đăng ký tham gia nhiệm vụ: ISO 45001; ISO 22301; ISO 13485 về địa chỉ nêu trên./.

Dang ky hoc Tieu chuan ISO 13485

Dang ky ISO 13485

Dang ky ISO 22301

Dang ky ISO 45001


  • -

CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2030

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình).

Với mục tiêu chung giai đoạn 2021-2030 là hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình

*Giai đoạn 2021 – 2025:

– Tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 65%.

– Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 600 chuyên gia năng suất chất lượng tại các bộ, cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.

*Giai đoạn 2026 – 2030:

– Tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 70 – 75%.

– Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 1.000 chuyên gia năng suất chất lượng, trong đó có khoảng 200 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế.

*Giai đoạn 2021 – 2030:

– Số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10 – 15%, trong đó, số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cấp cho doanh nghiệp tăng ít nhất 10% so với giai đoạn 2011-2020; có ít nhất 100 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.

– Tăng cường năng lực cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

– Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng.

– Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng.

– Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

– Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng.

– Tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về năng suất chất lượng.

Kinh phí thực hiện Chương trình:

– Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước) và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác thẹo quy định của pháp luật.

– Các bộ, cơ quan, địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm và quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, điều hành hoạt động của Chương trình, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực Chương trình.

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt là đơn vị chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo Quyết định số 3102/QĐ-BKHCN ngày 30/11/2021, bao gồm:

“Nhân rộng áp dụng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 và Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục ISO 22301 cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam” và

“Nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485:2016 cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế của Việt Nam”.

Các thông tin về thời gian thực hiện, kinh phí hỗ trợ thực hiện và các thông tin khác có liên quan, Quý tổ chức/doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

– Phòng Nghiệp vụ 4 – Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2

– Địa chỉ: 02 Ngô Quyền, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

– Điện thoại: (0236) 3821138/3833010/0913483941

– Email: n4@quatest2.gov.vn

  • Tệp đính kèm: (Quyết định số 1322/QĐ-TTg: QD 1322)

  • -

  • -

BÀI VIẾT HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 09/11

1. Nguồn gốc ra đời của Ngày Pháp luật

Ngày 09 tháng 11 năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Hiến pháp đã thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Sau đó, các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 thì những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.


Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 – Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến giáo dục pháp luật ra đời đã quy định quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Theo đề xuất của Chính phủ, ngày 09/11 – Ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật); đã được chính thức luật hóa tại Điều 8 của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012: “Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

2. Mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc. Đồng thời làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.

Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền – lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:

Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen.

Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội./.


  • -

LỄ CÔNG BỐ & TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM MỚI TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT 11

Sáng ngày 02/11/2021, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 đã tổ chức Lễ công bố và trao các Quyết định bổ nhiệm mới Trưởng phòng Kỹ thuật 11, thuộc Trung tâm Kỹ thuật 2 tại 02 Ngô Quyền – Đà Nẵng.

Read More

  • -

Quốc khánh 2/9: Chiến thắng của sức mạnh ‘ý Đảng, lòng Dân’

76 năm nhìn lại từ sự kiện vĩ đại nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, giá trị tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và sự thống nhất “ý Đảng, lòng Dân” đến nay càng thấm sâu và lan tỏa.

Read More

  • -

Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ mì Hảo Hảo chứa chất cấm bị thu hồi

Liên quan tới vụ việc sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam chứa chất cấm và bị thu hồi, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra, báo cáo.

Read More

  • -

Đà Nẵng: Đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp

Đến năm 2025, mục tiêu cụ thể của thành phố Đà Nẵng hỗ trợ và khuyến khích xã hội hóa được ít nhất 10 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp.

Read More

  • -

Tiêu chuẩn ‘xanh’ – lợi thế giúp hàng Việt vượt qua rào cản

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Nguyễn Hoàng Linh nhấn mạnh, tiêu chuẩn “xanh” chính là lợi thế giúp cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam vượt qua các rào cản mới của nước ngoài.

Read More

Call Now Button f8bet